Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nước và chất lượng con giống ngày càng giảm sút đã khiến chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm lợi nhuận cho người nuôi. Dưới đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mời bà con tham khảo.
I. Chọn giống
Việc chọn giống cá thả nuôi cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng, giúp cá phát triển tốt trong quá trình nuôi. Nên chọn con giống khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, phản ứng nhanh với âm thanh, không bị trầy xước hay mất nhớt, các vây và kỳ đầy đủ, không tổn thương, không có dị hình hay dị tật, không mang mầm bệnh và đồng đều về kích cỡ. Cá giống thả nuôi nên có kích thước từ 10 – 12 cm để giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi.
II. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá tra cần có diện tích tối thiểu 500m², với độ sâu nước từ 1,5 – 2m. Bờ ao cần chắc chắn và cao hơn mức nước cao nhất trong năm. Hệ thống cống cấp thoát nước phải được thiết kế sao cho dễ dàng vận hành. Trước khi thả cá, các bước chuẩn bị sau là bắt buộc:
1. Làm sạch và xử lý ao:
– Tháo hoặc tát cạn nước trong ao, bắt hết cá còn sót lại.
– Loại bỏ rong, cỏ ở đáy và bờ ao; vét bớt bùn lỏng, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2 – 0,3 m.
– Lấp kín các hang hốc, sửa chữa bờ ao và mái bờ.
2. Xử lý môi trường ao
– Rắc vôi bột đều khắp đáy và bờ ao với liều lượng 7 – 10 kg/100 m² để khử trùng.
– Phơi đáy ao trong 2 – 3 ngày, sau đó cấp nước vào ao qua cống có chắn lưới lọc, ngăn cá dữ và các loại dịch hại xâm nhập.
III. Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm
1. Thả giống
– Nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời tiết khắc nghiệt như nắng gắt hay mưa to.
– Trước khi thả, tắm cá giống trong nước muối 2% (20 g muối/1 lít nước) trong 5 – 10 phút để diệt ký sinh trùng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
2. Phương pháp thả giống
– Với cá giống đóng túi nilon: Ngâm túi trong nước ao 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó từ từ mở túi cho cá bơi ra tự nhiên.
– Với cá giống vận chuyển bằng xe bạt: Cân bằng môi trường nước giữa thùng vận chuyển và ao nuôi trước khi thả cá để tránh sốc môi trường.
3. Chăm sóc sau thả
– Ngày đầu không cho cá ăn. Trong 3 ngày tiếp theo, cho ăn 1 lần/ngày vào 08:00, lượng thức ăn khoảng 0,5 – 0,8% trọng lượng đàn cá.
– Khi cho ăn, rải thức ăn đều khắp ao để giảm thiểu chênh lệch kích cỡ cá và hạn chế ô nhiễm nước.
4. Quản lý ao nuôi
– Theo dõi môi trường nước, thay nước định kỳ mỗi lần 20 – 30% lượng nước ao, thực hiện vào lúc triều cường.
– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao, hấp thụ khí độc như NH3, H2S.
– Kiểm tra tốc độ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá 1 – 2 lần/tháng bằng cách bắt ngẫu nhiên 20 – 30 con để đánh giá.
Cần duy trì quan sát và xử lý kịp thời khi phát hiện các bất thường trong môi trường ao hoặc hoạt động của cá để đảm bảo tỷ lệ sống và năng suất cao.
IV. Phòng bệnh
– Tăng sức đề kháng cho cá: Định kỳ 7 – 10 ngày, bổ sung Vitamin C, Premix khoáng, men tiêu hóa để cá khỏe mạnh, hấp thu tốt dưỡng chất.
– Hạn chế mầm bệnh trong ao nuôi:
🔹Định kỳ diệt khuẩn mầm bệnh có trong ao nuôi bằng các sản phẩm như VAQ.BKC, VAQ.Glubenzyl, VAQ.Koncid….
🔹Sau khi diệt khuẩn cần sử dụng các sản phẩm như VAQ.Biozyme max, VAQ.Empro, VAQ.Rhodo nhằm tái tạo lại nguồn vi sinh trong nước, hỗ trợ xử lý thức ăn dư thừa.
– Ngăn ngừa ký sinh trùng:
🔹 Định kỳ 20 – 30 ngày, xử lý ký sinh trùng trên cá bằng các sản phẩm như VAQ.Mectin, VAQ.Pracidine… .
🔹 Sau xổ ký sinh, bổ sung các sản phẩm bổ gan, vitamin như VAQ.Heparin, VAQ.Nutrihepa TD, VAQ.Glucan C… liên tục 3 – 5 ngày để cá nhanh phục hồi.
V. Thu hoạch
– Cá đạt trọng lượng 0,7 – 1,5 kg/con sau khoảng 10 tháng nuôi. Có thể thu hoạch toàn bộ hoặc để lại cá nhỏ chưa đạt kích cỡ thương phẩm. Trước khi thu hoạch, cần ngưng cho cá ăn ít nhất 1 ngày.
– Khi thu hoạch, sử dụng lưới sợi mềm và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm cá bị xây xát, dễ chết. Sau khi đánh bắt, nhanh chóng phân loại, rửa sạch và bảo quản cá trong dụng cụ phù hợp trước khi vận chuyển. Sản phẩm cần được chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hoặc nhà máy chế biến.
– Sau khi thu hoạch, cần tát cạn ao và tiến hành các bước chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.