Nhận biết và xử lý bệnh ký sinh trùng trên cá

Nhận biết là xử lý bệnh ký sinh trùng trên cá sớm giúp bà con tránh được nhiều thiệt hại trong nuôi trồng thuỷ sản. Nghề nuôi cá lồng bè đang phát triển rộng về quy mô lẫn đối tượng nuôi. Vì vậy, những căn bệnh do ký sinh trùng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đàn nuôi. Sau đây, thuốc thuỷ sản VAQ sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích để bà con phát hiện kịp thời.

Nhận biết và xử lý bệnh ký sinh trùng trên cá

1. Bệnh trùng bánh xe

– Tác nhân gây bệnh: Các loài ký sinh như Trichodina, Trichodinella, Tripartiella.

– Đối tượng nhiễm bệnh: Gây hại cho hầu hết cá nuôi nước ngọt, đặc biệt là giai đoạn cá hương và cá giống.

– Nơi ký sinh: Da, mang.

– Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi không định hướng, nổi lên mặt nước theo đàn hoặc tách đàn bơi gần bờ. Bệnh nặng khiến cá tiết nhớt trắng đục, mang bạc màu do trùng phá hủy tơ mang làm cá ngạt thở.

– Mùa vụ xuất hiện: Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phổ biến vào mùa xuân và đầu mùa hạ.

– Chẩn đoán: Soi tươi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi.

– Biện pháp phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Tránh nuôi cá mật độ cao, treo túi vôi hoặc viên TCCA/BKD trong lồng, rũ 4-5 lần/ngày để khử trùng môi trường.

+ Trị bệnh:

  • Tắm nước muối (NaCl) 2-3% trong 5-15 phút.
  • Sử dụng CuSO4 với nồng độ 3-5 g/m³ trong 5-15 phút hoặc treo túi thuốc trong lồng.

2. Bệnh sán lá đơn chủ

– Tác nhân gây bệnh: Các loài sán lá như Dactylogyrus, Gyrodactylus, và các loài khác.

– Đối tượng nhiễm bệnh: Gây bệnh cho cá nuôi nước ngọt ở mọi giai đoạn, nghiêm trọng nhất ở cá hương và cá giống.

– Nơi ký sinh: Da, mang, mắt.

– Dấu hiệu bệnh lý: Ký sinh trên da, vây, đuôi, tiết men phá hủy tế bào da, mang, kích thích cá tiết nhớt, làm cá yếu, bơi lờ đờ, gầy yếu.

– Mùa vụ xuất hiện: Chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu.

– Biện pháp phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Quản lý mật độ nuôi hợp lý, treo túi vôi/TCCA/BKD, chú trọng dinh dưỡng để cá khỏe mạnh.

+Trị bệnh:

  • Tắm nước muối (NaCl) 2-3% trong 5-15 phút.
  • Sử dụng KMnO4 hoặc Iodine theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Bệnh trùng mỏ neo

– Tác nhân gây bệnh: Loài ký sinh Lernaea spp.

– Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết cá nước ngọt, đặc biệt là cá mè.

– Nơi ký sinh: Da, mang.

– Dấu hiệu bệnh lý: Ký sinh ở gốc vây, hốc mắt; gây sưng đỏ, chảy máu; làm cá yếu, dễ chết và nhiễm thêm nấm, vi khuẩn cơ hội. Trùng có kích thước lớn, dễ nhận biết bằng mắt thường.

– Mùa vụ xuất hiện: Xuất hiện vào mùa xuân, thu, đông.

– Biện pháp phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Quản lý mật độ nuôi hợp lý, treo túi vôi/TCCA/BKD thường xuyên.

+ Trị bệnh:

  • Treo lá xoan vào lồng.
  • Tắm bằng KMnO4 hoặc Iodine theo hướng dẫn.

4. Bệnh rận cá

– Tác nhân gây bệnh: Các loài rận như Argulus, Corallana, Alitropus.

– Đối tượng nhiễm bệnh: Cá nước ngọt.

– Nơi ký sinh: Da, mang.

– Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi mạnh, ngứa ngáy, giảm ăn. Với cá lồng, có thể nghe tiếng lách tách khi cá nhiễm bệnh.

– Mùa vụ xuất hiện: Chủ yếu vào mùa xuân.

– Chẩn đoán: Quan sát trực tiếp bằng mắt thường do rận có kích thước lớn.

– Biện pháp phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Sử dụng túi vôi/TCCA/BKD treo trong lồng, đảm bảo vệ sinh nước.

+ Trị bệnh: Treo túi KMnO4 quanh lồng cá.

5. Bệnh sán lá trên cá da trơn

– Tác nhân gây bệnh: Loài sán lá Silurotaenia siluri.

– Đối tượng nhiễm bệnh: Cá nước ngọt, đặc biệt cá da trơn.

– Nơi ký sinh: Gan, thận, xoang bụng.

– Dấu hiệu bệnh lý: Cá chậm lớn, gầy yếu, gan có đốm trắng, viêm loét ruột và gan.

– Biện pháp phòng và trị bệnh:

+ Phòng bệnh: Ưu tiên thức ăn công nghiệp, tránh dùng thức ăn tươi sống chưa qua xử lý.

+ Trị bệnh: Sử dụng thuốc Fugacar (150 mg/kg cá) hoặc Praziquantel theo chỉ dẫn.

Xin mời quý khách hàng xem thêm “Giải pháp nuôi cá hiệu quả kinh tế cao” tại đây:

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
x
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger