Ngành thuỷ sản cần khẩn trương khắc phục sau bão

Sau cơn bão số 3, ngành thuỷ sản cần khẩn trương khắc phục. Các hộ nuôi trồng ven biển phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là lồng bè. Bởi vậy, ngành thuỷ sản cần đặt việc khắc phục lên hàng đầu nhằm giảm thiểu thiệt hại và tái sản xuất bền vững.

Ngành thuỷ sản cần khẩn trương khắc phục sau bão

Bão số 3 tàn phá nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc

Cơn bão số 3, vùng biển Cẩm Phả và các khu vực lân cận như Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Yên đã hứng chịu những ảnh hưởng gây thiệt hại nặng nề về nuôi trồng thuỷ sản. Nơi đây từng tấp nập với hàng trăm hộ nuôi lồng bè, giờ đây chủ còn cảnh hoang tàn với mảnh bè vỡ và phao nhựa trôi trên biển.

Hơn 100 hộ nuôi từng hoạt động sôi động gần như mất hết tài sản. Các lồng bè bị sóng đánh vỡ tan, chỉ còn vài cọc gỗ, phi nhựa, có người còn không thể tìm được lồng bè của mình. Thiệt hại của các hộ nuôi ước tính lên hàng tỷ đồng chủ yếu các loại có giá trị cao như cá vược, cá song, cá chim vàng. Tính đến ngày 11/9/2024, Cẩm Phả chỉ còn 39 hộ giữ lại được một phần lồng bè, mức độ thiệt hại từ 50-70%. Còn lại 326 hộ khác thiệt hại hoàn toàn gây tổn thất kinh tế rất lớn.

Tại thị xã Quảng Yên, 800 bè hàu và 1.700 lồng nuôi cá của các hộ đều bị phá huỷ. Người dân cố gắng vớt vát những gì còn lại như mảnh bè gỗ, dây treo hài, hà để khôi phục sản xuất trong tương lai.

Cũng tại những địa phương khác như: Hạ Long, Vân Đồn đều chịu chung số phận với thiệt hại không gì bù đắp được. Mỗi hộ nuôi trồng ít thì mất vài trăm triệu nhiều lên tới vài tỷ đồng thậm chí vài chục tỷ đồng. Những loại thuỷ sản có giá trị cao khiến người dân khó khôi phục nhanh.

Sau cơn bão, môi trường biển vẫn ngổn ngang, lồng bè và phao trôi nổi không thể sử dụng. Nhiều hộ nuôi trồng đang tìm kiếm tài sản của mình trong vô vọng. Trong đó, một số người nuôi trồng mất tích vẫn chưa tìm thấy gây đau thương cho các hộ gia đình.

Ngành thuỷ sản khẩn trương khôi phục sau bão

Tại Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản sớm khôi phục sản xuất: 

– Thu gom, xử lý rác thải và thuỷ sản chết: cần xử lý đúng quy định, tránh ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản, ven biển.

– Thống kê và đánh giá thiệt hại: Tổng hợp các nhu cầu, hỗ trợ kịp thời các hộ bị ảnh hưởng, xây dựng kế hoạch khôi phục nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp các yếu tố như con giống, thức ăn, vật tư môi trường; gia cố lại lồng bè.

– Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi: Chăm sóc các đàn thuỷ sản còn lại, nhanh chóng sửa chữa lồng bè, ao nuôi với các chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường, chịu được thời tiết khắc nghiệt sau bão.

– Quan trắc và giám sát môi trường: Kiểm tra thường xuyên, truyền tải thông tin về môi trường đến với người dân, giúp họ kịp thời điều chỉnh kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện thực tế.

Cải tạo và xử lý lại môi trường ao nuôi: Sau mưa bão, mầm bệnh xuất hiện và bùng phát trong môi trường. Mầm bệnh bị phát tán do nước lũ tràn bờ vì vậy cần phải cải tạo lại môi trường ao nuôi, khu vực farm nuôi, nhà kho và các dụng cụ nuôi trồng. Sử dụng các sản phẩm sát trùng/diệt khuẩn như VAQ.Chlorin; VAQ.Glubenzyl; VAQ.Koncid; VAQ.Iodine.. diệt trùng mầm bệnh trong ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm vi sinh để tái tạo lại môi trường như các sản phẩm VAQ.Empro; VAQ.Biozyme max; VAQ.Rhodo

Đối với các ao đang còn vật nuôi, sử dụng các sản phẩm lắng tụ như VAQ.Latuqua; VAQ.EDTA nhằm xử lý phù sa, hóa chất hoặc phèn có trong ao. Sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn để phòng bệnh sau đó sử dụng vi sinh để tái tạo lại môi trường ao nuôi

– Theo dõi thời tiết và phòng chống dịch bệnh: 

Thời tiết cần cập nhật thường xuyên để hướng dẫn biện pháp phòng ngừa và xử lý dịch bệnh trên thuỷ sản, đảm bảo tính an toàn trong quá trình nuôi trồng của bà con.

Thường xuyên kiểm tra vật nuôi, đánh giá tình trạng vật nuôi và đưa ra phương án xử lý kịp thời, các cán bộ kỹ thuật VAQ có thể đồng hành cùng quý bà con theo dõi và đánh giá tính trạng vật nuôi, đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Đây là những biện pháp kịp thời giúp ngành thuỷ sản khẩn trương khôi phục sau bão. Đây cũng là phương pháp giúp các hộ nuôi trồng thuỷ sản phòng ngừa được rủi ro cho các đợt thời tiết tiếp theo.

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
x
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger