Thời tiết đang chuyển từ mùa thu sang đông, nhiệt độ trong ngày có biến động khiến sức đề kháng của cá suy giảm dễ mắc bệnh. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản muốn chủ động bảo vệ đàn nuôi do thiệt hại của thời tiết hãy theo dõi bài viết sau đây của thuốc thuỷ sản VAQ.
1. Các nguyên nhân có thể gây bệnh cho cá:
– Thay đổi chất lượng nước: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột từ tháng 12 đến tháng 2 (có thể giảm xuống 18 – 22°C) hoặc tăng cao từ tháng 3 đến tháng 6 (lên đến 30 – 35°C). Sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm (7 – 10°C) làm cá sốc, bỏ ăn, suy yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
– Chất lượng nước ao kém do quản lý không đúng hoặc nguồn nước cấp ô nhiễm bởi hóa chất, vi khuẩn, vi rút.
– Thay đổi thời tiết đột ngột sau các đợt nắng nóng xen kẽ mưa khiến nhiệt độ và pH nước giảm, tảo chết phân hủy gây thiếu oxy, sinh khí độc (H₂S, NH₃), làm cá nổi đầu và có nguy cơ chết hàng loạt.
– Chất lượng thức ăn không đảm bảo: Thức ăn kém dinh dưỡng không chỉ gây ô nhiễm nước ao mà còn khiến cá dễ nhiễm bệnh.
– Giống thả kém chất lượng: Cá bị nhiễm bệnh từ giống chưa được kiểm tra, có sẵn mầm bệnh mà không được diệt trùng, khi thả vào ao dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết.
2. Giải pháp chăm sóc cá khoẻ mạnh vào mùa đông:
* Trước khi thả cá:
– Vệ sinh ao kỹ trước mỗi vụ nuôi: Dọn sạch cỏ, vét bùn đáy, lấp các lỗ quanh bờ ao, bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.
– Chọn loài cá phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư của người nuôi.
– Lựa chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ, phản ứng nhanh, không bị dị hình. Tắm cá giống trong nước muối 2 – 3% từ 5 – 10 phút trước khi thả để sát trùng.
– Thả đúng mật độ tùy theo loài: Cá không có cơ quan hô hấp phụ (rô phi, mè, trắm cỏ, chép) thả 3 – 4 con/m²; cá có cơ quan hô hấp phụ (tra, trê, rô đồng) thả 5 – 10 con/m² để cá lớn nhanh, ít bệnh.
– Nuôi ghép: Trong cùng một ao có thể nuôi ghép các loại cá để tận dụng không gian và nguồn thức ăn vì mỗi loài sống ở tầng nước khác nhau.
* Chăm sóc và quản lý ao nuôi:
– Cho cá ăn đúng kỹ thuật: Định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian để đảm bảo sức khỏe cho cá. Bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng, cấp nước mới thường xuyên để cung cấp oxy. Định kỳ rải vôi 2 – 3 kg/100m³ nước để khử trùng.
3. Trị một số bệnh thường gặp lúc giao mùa:
– Bệnh đốm đỏ: Xuất hiện nhiều vào cuối xuân, đầu hè (tháng 3 – 5) và mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 30°C. Cá kém ăn, da tối màu, xuất hiện loét, hậu môn viêm, bụng chướng to. Tỷ lệ chết từ 30 – 70%.
+ Phòng bệnh: Bổ sung Vitamin C và dùng thuốc Tiên Đắc trước mùa bệnh.
+ Trị bệnh: Trộn thuốc Tiên Đắc vào thức ăn và cho ăn từ 5 – 7 ngày liên tục.
– Bệnh nấm thủy mi: Xuất hiện vùng trắng xám trên da, sợi nấm phát triển thành búi trắng. Bệnh thường gặp khi nhiệt độ nước 15 – 20°C.
+ Trị bệnh: Sử dụng Iodine với liều 1 lít/5000 m³ nước.
– Bệnh hoại tử gan thận mủ: Cá nhợt nhạt, xuất huyết, gan thận có đốm trắng. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ 18 – 23°C.
+ Phòng bệnh: Chọn giống khỏe mạnh, chuẩn bị ao nuôi kỹ, bón vôi, diệt mầm bệnh định kỳ.
+ Trị bệnh: Dùng thuốc tím liều 10g/m³ để tắm cá và bổ sung Vitamin C, Glucan.
– Bệnh trùng mỏ neo: Ký sinh trên cá, gây ngứa ngáy, cá kém ăn, gầy yếu.
+ Trị bệnh: Dùng lá xoan bó 10 – 15kg/bó/100m² dìm xuống ao hoặc lồng nuôi.
+ Xử lý môi trường định kỳ: Dùng vi sinh hoặc enzyme chất lượng như VAQ.Empro, VAQ.Biozyme.
+ Diệt khuẩn và ký sinh trùng: Sử dụng định kỳ VAQ.BKC, BAQ.Bropol, VAQ.Glybenzyl để diệt mầm bệnh, và VAQ.Pracidine, VAQ.Mectin.